CHUYỂN ĐỔI TỔ CHỨC DẠY HỌC TỪ TRỰC TIẾP SANG TRỰC TUYẾN

Thứ bảy - 26/03/2022 14:37
Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường, việc dạy học trực tuyến hoặc kết hợp giữa dạy học trực tuyến và trực tiếp là lựa chọn phù hợp nhất, vừa bảo đảm an toàn, vừa giúp học sinh duy trì nề nếp học tập. “Giải pháp chuyển đổi tổ chức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến và ngược lại” sẽ là tài liệu bổ ích cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục tham khảo về phương pháp tổ chức quản lí dạy học trực tuyến, chuyển đổi qua lại giữa dạy học trực tuyến và trực tiếp một cách thường xuyên, giúp học sinh duy trì nề nếp học tập, bảo đảm chất lượng, phù hợp với hoàn cảnh của từng đơn vị trong tình hình mới.
Dạy học trực truyến
Dạy học trực truyến
      Từ khi đại dịch Covid-19 xẩy ra (đầu năm 2020) đã mang đến cho đất nước nói chung, ngành ngành giáo dục đào tạo nói riêng nhiều khó khăn, thách thức. Những mô hình dạy học trực tuyến trước đây đã bắt đầu được sàng lọc, được lựa chọn để áp dụng vào giảng dạy học sinh trong điều kiện không được đến trường một cách thường xuyên. Trong điều kiện bình thường, hình thức dạy học trực tuyến (online) là lựa chọn tuyệt vời để bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, trường hợp khi học sinh phải tạm dừng đến trường do những lí do khách quan thì việc triển khai dạy học trực tuyến giúp học sinh duy trì nề nếp học tập, tạo điều kiện cho học sinh hình thành, phát triển năng lực tự chủ, khai thác tốt các nguồn học liệu từ mạng internet... Đây cũng là những năng lực cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục phổ thông 2018). Vì vậy rất cần thiết có những giải pháp về quản lí tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông trên cả nước. Quản lí tổ chức dạy học trực tuyến được triển khai không chỉ đặt ra yêu cầu với các nhà trường trong việc lựa chọn phương pháp tổ chức quản lí dạy học, chuẩn bị điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, học liệu, nguồn nhân lực, mà còn đòi hỏi học sinh phải có thái độ tự giác, nghiêm túc khi tiếp cận với hình thức học trực tuyến.
     Việc triển khai, tổ chức, quản lí dạy học trực tuyến với mục tiêu hoàn thành các nội dung chương trình dạy học không cốt lõi hoặc hỗ trợ giảng dạy trực tiếp là giải pháp bắt buộc trong tình hình dich bệnh Covid-19 diễn biến phức tạm cũng là một bước phát triển phù hợp với phương pháp đào tạo tiên tiến, khuyến khích giáo viên tự học, tự khai thác mạng internet để nâng cao trình độ, hiệu quả, chất lượng trong từng tiết dạy; là môi trường để học sinh rèn luyện tính tự giác trong học tập, khai thác lợi thế các ứng dụng internet, tăng tính chủ động trong dạy học của giáo viên và học sinh. Đặc biệt, học sinh cần có cái nhìn đúng về lớp học trực tuyến, về tầm quan trọng ngang bằng giữa lớp học trực tiếp và trực tuyến để tránh thái độ lơ là, hay tạo ra nhiều cách đối phó khi học online. Mục tiêu đặt ra cho BGH các trường học là xây dựng biện pháp quản lí phù hợp nhất, chủ động, lịch hoạt trong điều hành, có thể thay đổi cách thức tổ chức dạy học linh hoạt, hoàn thành chương trình cốt lõi, chủ động quản lí giáo viên, học sinh trong dạy học trực tuyến cũng như dạy học trực tiếp.

CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN, CHUYỀN ĐỔI TỔ CHỨC DẠY HỌC TỪ TRỰC TUYẾN SANG TRỰC TIẾP VÀ NGƯỢC LẠI.


     1. Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy học trực tuyến
     - Đối với nhà trường: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất cốt lõi phục vụ dạy học trực tuyến, ưu tiên nguồn kinh phí để bổ sung mạng internet không dây (wi-fi) bổ sung thêm 8 cổng wi-fi và 4 đường truyền internet phủ sóng toàn bộ các phòng học của đơn vị; hệ thống camera quay lại bài giảng của giáo viên trên lớp sẽ bổ sung trong quá trình giảng dạy, ưu tiên phương án dạy học sử dụng giáo án điện tử trên máy tính.
     - Đối với giáo viên: 100% giáo viên phải có máy tính xách tay và đơn vị cần hỗ trợ mỗi cán bộ giáo viên một khoản kinh phí nhất định để bảo trì lại máy tính cá nhân phục vụ dạy học trực tuyến.
     - Đối với học sinh chưa có thiết bị điệm tử học tập trực tuyến, sẽ triển khai đồng thời 3 giải pháp:
     Giải pháp 1: Hình thành các nhóm học tập, mỗi nhóm không quá 3 bạn học sinh (để tránh sự lây lan nhanh của dịch bệnh) đảm bảo các điều kiện về khảng cách đi lại, cùng lớp hoặc cùng khối, trong 3 bạn học sinh phải có 1 bạn có thiết bị học trực tuyến.
     Giải pháp 2: Phối hợp với ban văn hóa xã, phường ... vào đầu mỗi buổi sáng và 18 giờ chiều tuyên truyền qua loa phát thanh, để phụ huynh học sinh tiết kiệm các nguồn thu nhập mua sắm các thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh.
     Giải pháp 3: Kiêu gọi các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn, cán bộ giáo viên hỗ trợ học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thiết bị học tập trực tuyến.
     2. Xây dựng chương trình dạy học trực tuyến, chương trình dạy học trực tiếp
     Căn cứ văn bản 4040/BGDĐT-GDTrH của Bộ giáo dục đào tạo ngày 16/9/2021 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022, BGH cần tổ chức họp hội đồng sư phạm, tổ bộ môn để nghiên cứu công văn, xây dựng chương trình giáo dục trong tình hình mới.
     Phân công nhóm trưởng các môn học chủ động liên hệ với giáo viên cốt cán của thị xã, tiến hành thảo luận theo từng môn học xây dụng kết hoạch dạy học với hai chương trình cụ thể: Chương trình cốt lõi sẽ triển khai trong thời gian học tập trực tiếp; Chương trình không cốt lõi sẽ triểm khai trong thời gian dạy học trực tuyến. Quá trình tổ chức dạy học trực tiếp và trực tuyến có thể tách biệt, có thể xen kẻ theo từng lớp, từng đợt tùy thuộc vào điều kiện diễn biến của dịch bệnh.
     Xây dựng hai chương trình dạy học song hành là xương sống cho việc tổ chức dạy học trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp. Sự hoàn thiện và linh hoạt trong chuyển đổi của hai chương trình này quyết định đến các mục tiêu đạt được về dạy học của đơn vị trong cả năm học.
     3. Xây dựng kịch bản dạy học xen kẻ giữa trực tuyến và trực tiếp

     Trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, mỗi đơn vị cần xây dựng những kịch bản dạy học phù hợp, linh hoạt giữa tổ chức dạy học trực tiếp và trực tuyến.
Các phương án:
     Phương án 1: Trường hợp địa phương bắt đầu có những ca dương tính đầu tiên: Do chưa nắm được diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đơn vị sẽ chuyển sang dạy học trực tuyến toàn trường, học sinh ở nhà học trực tuyến, giao viên đến trường tổ chức dạy học trực tuyến (đảm bảo các yêu cầu về phòng dịch), thời gian này sẽ tổ chức dạy học chương trình không cốt lõi.
     Phương án 2: Trường hợp Ban chỉ đạo phòng dịch đã khoanh vùng được những ca dương tính thì những lớp có học sinh trong vùng dịch hoặc bị dương tính sẽ tổ chức dạy học trực tuyến (GV tổ chức dạy học chương trình không cốt lõi), những lớp còn lại đến trường học trực tiếp (GV tổ chức dạy học chương trình cốt lõi).
     Phương án 3: Khi học sinh và giáo viên đã tiêm vắc xin phòng dịch, những học sinh dương tính với Covid-19 (F0) và F1 có triệu chứng vừa điều trị vừa tham gia học tập trực tuyến qua camera, các học sinh còn lại đến trường học tập trực tiếp (GV tổ chức dạy học chương trình cốt lõi cho học sinh đến trường và các học sinh là F0 và F1 qua camera của lớp)
     4. Tạo phòng học trực tuyến 
     Lựa chọn phòng học trực tuyến phù hợp sẽ quyết định đến nề nếp tổ chức dạy học của đơn vị. Trong thời gian này các đơn vị phải tổ chức dạy học trực tuyến, hay vừa dạy học trực tiếp vừa dạy học trực tuyến sẽ dẫn đến nguy cơ mất nề nếp trong quả lí tổ chức dạy học; sẽ có nhiều đơn vị không kiểm soát, kiểm tra, đánh giá được việc tổ chức dạy học của giáo viên cũng như ý thức học tập của học sinh.
     Trực tiễn có hai phương án tạo phòng học trực tuyến:
     Phương án 1: Mỗi giáo viên tạo một phòng học trực tuyến, học sinh sẽ tham gia học tập tại phòng học của giáo viên theo thời khóa biểu của nhà trường. Phương án này có lợi thế dễ triển khai, thuận tiện cho giáo viên trong việc tổ chức dạy học nhưng có rất nhiều nhược điểm, đặc biệt đối với học sinh THCS:
     - Thứ nhất học sinh sau mỗi tiết phải đăng xuất khỏi phòng học của giáo viên tiết trước để tham gia phòng học giáo viên tiết sau. Thao tác này sẽ dẫn đến nghẽn mạng, lộn xộn trong công tác tổ chức dạy học, giáo viên sẽ mất rất nhiều thời gian để ổn định lớp học sau mỗi tiết.
     - Thứ hai: BGH không thể chủ động kiểm tra nề nếp tổ chức dạy học của từng tiết học, từng lớp, từng GV (nếu GV - chủ phòng học vì lý do nào đó không đồng ý để BGH thao gia tiết học trực tuyến...)
     Phương án 2: Mỗi lớp tạo một phòng học trực tuyến
     Với phương án này học sinh không phải đăng xuất ra khỏi phòng học trực tuyến của lớp mà thay vào đó là giáo viên sẽ tham gia phòng học của lớp theo thời khóa biểu, giáo viên sẽ không mất thời gian ổ định lớp (vì GVCN đã ổn định lớp từ đầu buổi) - như vậy mỗi lớp học trực tuyến cũng giống như một lớp học trực tiếp, thay vi giáo viên đi đến lớp (dạy học trực tiếp) thì vào phòng học trực tuyến của lớp (dạy học trực tuyến).
     Song với phương án này phải lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến phù hợp mới tổ chức được nề nếp dạy học tốt nhất.
     - Nếu sử dụng phầm mềm zoom thì chỉ có 01 thành viên là trưởng phòng, thông thường sẽ giao cho lớp trưởng; khi giáo viên hay BGH vào phòng học giảng dạy, kiểm tra phải cần sự đồng ý của trưởng phòng (lớp trưởng), song nhược điểm của giải pháp này là GV sẽ không điều hành được mọi hoạt động của phòng học (để điều hành được lớp học lớp trưởng phải thao tác trao quyền trưởng phòng cho giáo viên, kết thúc tiết học giáo viên trao quyền trưởng phòng lại cho lớp trưởng); trong trường hợp hệ thống mạng của lớp trưởng bị lỗi sẽ ảnh hưởng đến TKB học tập (vì không có trưởng phòng phê duyệt cho giáo viên .... tham gia phòng học)
     - Nếu sử dụng sử dụng phần mềm google meet thì số thành viên là trưởng phòng không giới hạn, nếu thành viên đó có tên đăng nhập và mật khẩu gmail phòng học của lớp thì đều giữ vai trò là trưởng phòng. Với google meet BGH sẽ thiết lập mỗi lớp một địa chỉ Gmail; BGH, GVCN, giáo viên bộ môn khi tham gia phòng học với địa chỉ Gmail của lớp thì đều là trưởng phòng.
     Như vậy đầu mỗi buổi học GVCN ổn định lớp học (học sinh tham gia lớp bằng đường link GVCN đăng trên nhóm lớp – học sinh giữ vai trò là thành viên), phê duyệt các thành viên, kiểm tra sỉ số của lớp.... - sinh hoạt lớp; đến tiết, giáo viên bộ môn sử dụng địa chỉ Gmail vào lớp tổ chức dạy học, BGH cũng có thể vào bất kỳ lớp học nào để kiểm tra công tác tổ chức dạy học của giáo viên với vai trò trưởng phòng (không phải chờ sự phê duyệt từ giáo viên)
     Song để tham gia phòng học google meet mỗi thành viên (học sinh) phải có địa chỉ Gmail trên thiết bị điện tử tham gia học trực tuyến.
     5. Lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến.
     Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ các đơn vị tổ chức dạy học trực tuyến đem lại hiệu quả cao, song khi lựa chọn phần mêm dạy học trực truyến cho các đơn vị trường học cấp THCS cần đảm bảo các tiêu chí:
     - Số lượng thành viên tham gia phải đảm bảo đủ cho một lớp học
     - Các tính năng của phần mềm phải thân thiện, thuận lợi cho giáo viên trong thao tác chia sẽ bài giảng cũng như điều hành lớp học.
     - Phần mềm phải có tính năng nhiều trưởng phòng để BGH, GVCN, giáo viên bộ môn đều có thể điều hành được phòng học trực tuyến cùng một lúc
      - Có thể nhúng, chi sẽ các phần mềm tiện ích hỗ trợ dạy học trực tuyến một cách thuận lợi.
     - Đặc biệt tính bảo mật của phần mềm, không để tình trạng bị bẻ khóa, dẫn đến đối tượng xấu vào phá phòng học.
    Đối với đơn vị THCS Kỳ Thịnh Goole meet là phần mềm được đơn vị lựa chọn trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến. Với Google meet đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho một phần mềm dạy học trực tuyến, đồng thời tính bảo mật rất cao, đảm bảo an toàn, hỗ trợ BGH quản lí nề nếp dạy học trực tuyến tốt nhất.
     6. Tập huấn, hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến.
     Sau khi lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến, công tác tập huấn cho giáo viên và học sinh sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến là việc làm bắt buộc nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong quá trình tổ chức dạy học.
     - Đối với giáo viên: Sau khi BGH xây dựng phòng học trực tuyến cho các lớp, gửi danh sách các phòng học (địa chỉ và mật khẩu gmai của các lớp) lên nhóm Zalo công việc của đơn vị, tổ chức tập huấn trực tuyến cho giáo viên các tính năng của phần mềm.
     - Thành lập tổ Công nghệ thông tin, hỗ trợ giáo viên sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến trong những buổi đầu làm quen. Phân công cụ thể từng thành viên trong tổ phụ trách một nhóm giáo viên, hướng dẫn giáo viên không chỉ biết cách sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến mà còn có thể khai thách các phần mềm tiện ích khác phục vụ công tác dạy học trực tuyến tốt nhất.
     - Giao GVCN hướng dẫn học sinh cách tạo hộp thư điện tử và các thao tách khi sử dụng phần mềm Google meet.
     Các giải pháp dạy học trực tuyến, chuyển đổi tổ chức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến và ngược lại đã góp phần đưa đơn vị trường THCS Kỳ Thịnh vượt qua những khó khăn của dịch bệnh Covid-19, hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong học kỳ I và đầu học kỳ II; duy trì được nề nếp dạy học trong những điều kiện khó khăn nhất về dịch bệnh; góp phần hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, tự tin khi tổ chức dạy học trực tuyến, thành thạo hơn các kỹ thuật ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động học tập; việt thực hiện thành công các nội dung của giải pháp đã tạo điều kiệm cho 100% học sinh có thể tham gia học tập trực tuyến, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau trong mùa dịch./.
 

Tác giả bài viết: DƯƠNG ĐÌNH DANH

Nguồn tin: Trường THCS Kỳ Thịnh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 ALBUM ẢNH

  Liên kết website

 THỐNG KÊ

  • Đang truy cập1
  • Hôm nay123
  • Tháng hiện tại17,275
  • Tổng lượt truy cập572,008
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây