HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

Thứ năm - 21/11/2019 09:46
TRIỂN KHAI HỌC NHÓM VÀ MÔ HÌNH TỰ HỌC Ở NHÀ CỦA HỌC SINH
ĐẶT VẤN ĐỀ:
“Học thầy không tày học bạn” là đúc kết của cha ông về kinh nghiệm tự học với bạn, với nhóm. Ngày nay phương pháp học nhóm và hướng dẫn học sinh tự học là cần thiết và là phương pháp dạy học tích cực trong dạy học đổi mới.
  1. Thành lập nhóm học tập

Trong quá trình dạy học để tổ chức hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả, ngay từ đầu năm học giáo viên nên tìm hiểu phân loại học sinh về nhận thức, năng lực, hoàn cảnh, phẩm chất làm tiền đề cho việc chia nhóm.
Trong quá trình chia nhóm, người giáo viên có thể chọn nhiều phương án khác nhau và có thể chọn  phương án 6 học sinh trong một nhóm chia thành 3 cặp đôi cho phù hợp với điều kiện của lớp học; sắp xếp các thành viên vào một nhóm, sao cho các thành viên nhóm càng đa dạng càng tốt.
Thông thường nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm gồm các thành viên có năng lực đa dạng: Khả năng nhận thức cao, trung bình và thấp, đa dạng về thành phần xuất thân, điều kiện kinh tế, môi trường sống ... Với nhóm như vậy, mỗi một vấn đề cần giải quyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc toàn diện hơn.
Giai đoạn đầu, giáo viên cố gắng để đạt được các yêu cầu sau: Mỗi nhóm đều có 1 nhóm trưởng có năng lực điều hành (sau này sẽ luân phiên thay đổi nếu có thể).
  1. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng. Sau mỗi hoạt động nhóm, các thành viên cần thay đổi vai trò cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên chỉ đóng một vai trò trong thời gian quá lâu. Vai trò của các thành viên trong một nhóm bao gồm:
Nhóm trưởng: Là người nhận nhiệm vụ từ giáo viên, điều hành hoạt động của nhóm, giải thích rõ nhiệm vụ hoạt động của nhóm, tóm tắt, kiểm tra sự hiểu biết vấn đề trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm, xây dựng bầu không khí ấm áp, giải quyết các "mâu thuẫn" trong quá trình hoạt động nhóm.
Với vai trò này, học sinh cần có nhiều năng lực hơn, đặc biệt là năng lực quản lí, giám sát và hướng dẫn bạn. Nhóm trưởng hoạt động trong nhóm như một thầy cô giáo của một lớp học nhỏ.
Thư kí: Ghi chép, tóm tắt mọi ý kiến, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm, ghi lại sự tiến bộ của bạn để báo cáo thầy cô.
Báo cáo viên: Thay mặt các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt động.
Các thành viên: Trao đổi, bàn bạc, chia sẻ, đóng góp, thống nhất chung ý kiến về nhiệm vụ được giao.
  1. Hướng dẫn tổ chức hoạt động nhóm

Giáo viên có thể chia lớp thành từ 4 đến 6 nhóm học tập, cho các em tự đặt tên cho nhóm dựa vào đặc trưng của nhóm ví dụ nhóm chăm chỉ, nhóm đoàn kết, nhóm cần cù...., các em tự làm và trang trí biển tên nhóm, quy định việc bố trí sắp xếp các đồ dùng dùng chung trong nhóm hay của từng cá nhân cho phù hợp.
Qua việc này, mỗi nhóm đều có ‘‘bản sắc’’ riêng, hứng thú và đoàn kết, có trách nhiệm với nhau trong việc đề ra các quy định riêng của nhóm và tự giác thực hiện.
Mỗi nhóm đều có đôi bạn cùng bàn, nếu có thể giáo viên sắp xếp một học sinh giỏi, một học sinh yếu hoặc một học sinh năng động, một học sinh rụt rè nhút nhát hay hai học sinh cùng lực học để giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Khi giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, ngôn từ của giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc để đảm bảo cho học sinh hiểu rõ tránh thất bại trong hoạt động giải quyết nhiệm vụ. Có thể hỏi thêm những câu hỏi phụ để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ được giao chưa.
Những câu hỏi phụ đảm bảo cho sự trao đổi hai chiều, đảm bảo việc giao nhiệm vụ thực hiện một cách có hiệu quả và đảm bảo học sinh sẵn sàng bắt tay vào hoàn thành nhiệm vụ đó.
Các vấn đề đưa ra cho học hợp tác nhóm được biên soạn trong phiếu học tập hoặc viết bảng phụ và chỉ giao một lần. Các phiếu được biên soạn đơn giản, rõ mục đích, có tính trực quan cao, không rườm rà, gây khó hiểu hoặc mất thời gian.
Khi bắt đầu làm việc, nhóm trưởng lên nhận tài liệu từ cô giáo hoặc trưởng ban học tập, sau đó phát cho các bạn và phân công các thành viên trong nhóm, mỗi người một việc, sau đó cá nhân làm việc độc lập rồi từng em đưa ra ý kiến để thảo luận trong nhóm. Ý kiến thống nhất được ghi nhận để chuẩn bị trình bày trước lớp.
Người trình bày cũng nên luân phiên để tạo điều kiện cho tất cả học sinh được rèn luyện kĩ năng. Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên thường xuyên theo dõi để hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm trao đổi thảo luận đúng yêu cầu bài học, tránh thảo luận tùy hứng dẫn đến nguy cơ đi lệch yêu cầu hoặc giáo viên gợi mở thêm nhằm mở rộng kiến thức và giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Quy trình như vậy nhưng không dễ để các em nắm được ngay nếu không có sự hướng dẫn chỉ bảo từng bước một.
Đầu tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách tự học, thông qua tự trải nghiệm, khám phá, nghiên cứu bài học, tài liệu để có được những hiểu biết cá nhân về bài học. Đây cũng là bước khởi đầu của hoạt động nhóm.
Các em làm việc cá nhân cùng với tài liệu học tập. Lúc này học sinh tích cực, chủ động huy động kiến thức, vốn sống, vốn hiểu biết cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. Tài liệu của các em là sách giáo khoa, vở bài tập, từ điển...
Quá trình này đối với học sinh có năng lực là đơn giản, nhưng đối với các em học còn hạn chế thì còn gặp khó khăn. Giải pháp của giáo viên lúc này là khuyến khích các em tìm kiếm sự trợ giúp từ thầy cô, bè bạn.
Các học sinh khá giỏi có thể giảng giải cho bạn, giáo viên cũng bám sát, kịp thời giúp đỡ các em. Việc tự học có thể dành cho phần Nhận xét, hoặc hoạt động thực hành của mỗi bài Luyện từ và câu. Ví dụ tìm hiểu để biết về từ đồng nghĩa, đại từ,....hoặc làm các bài tập theo thứ tự trong vở bài tập.
Sau học cá nhân, học sinh sẽ chia sẻ trong cặp đôi và sau đó là trao đổi trong nhóm. Trong quá trình tự học rất nhiều vấn đề nảy sinh mà mỗi cá nhân không thể tự mình giải quyết hoặc kiểm chứng, trao đổi với bạn cùng bàn và trong nhóm sẽ giúp các em tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong lúc tự học.
Học sinh có thể đổi vở để kiểm tra bài làm của bạn; nói cách nghĩ, cách làm bài cho bạn nghe; tiếp thu góp ý của bạn; điều chỉnh ý kiến; kết quả của mình. Chia sẻ trong cặp đôi giúp học sinh kiểm tra hiểu biết của bản thân, tiếp thu góp ý của bạn, bảo vệ chính kiến của mình giúp học sinh tiếp cận vấn đề theo những góc độ khác nhau, khích lệ tính tự giác của mỗi học sinh.
  1. Theo dõi, can thiệp và điều chỉnh tiến trình hợp tác nhóm

 Trong quá trình theo dõi hoạt động của các nhóm, giáo viên đưa ra những gợi ý, nhắc lại những biện pháp và cách thức để hoàn thành công việc được giao, giải đáp các thắc mắc và dạy các kĩ năng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết.
Đối với những nhóm chưa thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tích cực, giáo viên đến gần và cùng tham gia, làm mẫu cho học sinh. Khi học sinh gặp khó khăn, giáo viên đưa ra những gợi ý cần thiết như liên hệ những kiến thức đang trao đổi với những kiến thức học sinh đã được học, tạo ra mối quan hệ giữa kiến thức mới và những kiến thức học sinh đã biết, đã trải nghiệm.
Giáo viên cần chú ý quan tâm đến hoạt động của các học sinh yếu trong nhóm, đặc biệt là trong quá trình các em tự học, giúp các em hiểu bài để các em tự tin hơn khi trao đổi với bạn cùng bàn và với nhóm. Với các học sinh có năng lực là đối tượng học sinh năng khiếu, giúp các em khắc sâu và mở rộng kiến thức bằng những câu hỏi phụ nhằm định hướng cho các em nâng cao kiến thức.
Trong quá trình theo dõi các nhóm hoạt động, cố gắng quan tâm đến tất cả các nhóm ở mỗi phần công việc, vì ở nhóm nào cũng có đối tượng còn hạn chế cần giúp đỡ và đối tượng học sinh ăng khiếu cần nâng cao kiến thức và cũng để nhắc nhở, động viên khích lệ các em làm việc tốt hơn.
Khi gặp vấn đề khó, tất cả các nhóm đều vướng mắc, giáo viên tổ chức hoạt động chung của cả lớp giúp các em tháo gỡ kịp thời. Với từng bài học cụ thể, giáo viên cần dự kiến trước các khó khăn của đa số học sinh để quan sát và giúp đỡ đúng thời điểm.
  1. Tổ chức báo cáo và nhận xét tương tác nhóm
Trước khi cho đại diện nhóm trình bày, giáo viên cần nêu lại vấn đề để cả lớp tập trung lắng nghe. Phải rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe và khuyến khích các em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung nhóm bạn vừa trình bày. Cao hơn nữa là tập cho học sinh đặt vấn đề, nêu câu hỏi tạo tình huống phản biện.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luân phiên thay đổi báo cáo viên trong nhóm. Ban đầu , những học sinh có năng lực trình bày lưu loát sẽ báo cáo kết quả, sau đó luân chuyển để em nào cũng được trình bày, nhằm rèn cho các em năng lực trình bày trước đám đông, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
Để báo cáo viên có thể trình bày rõ kết quả làm việc của nhóm, nhóm phải tổ chức tập huấn trước, khi đó các em sẽ đưa ra các tình huống giả định khi nhóm bạn phát biểu ý kiến để chuẩn bị các phương án tranh luận góp ý. Giáo viên cần dự kiến trước các tình huống trả lời của học sinh để có thể xử lí tốt các kết luận.
Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái. Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những hoạt động sau. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có: Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thảo luận.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kĩ năng trình bày kết quả hoặc giải thích chất vấn trước lớp. Các thành viên phải có sự luân phiên trong nhóm. Qua đó mới phát huy tốt vai trò của người học làm trung tâm , giáo viên là người hướng dẫn tổ chức để các em học tập.

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM THÍ ĐIỂM 9D
Thời gian 60 phút chiều thứ 5 (14/11/2019)
 
CHỦ ĐỀ: HÀM SỐ BẬC NHẤT
Nội dung 1
Lý thuyết
(15 phút)
- Học thuộc định nghĩa, tính chất hàm số bậc nhất (SGK).
- Các bạn tự kiểm tra lẫn nhau.
- Nhóm trưởng kiểm tra kiến thức các bạn.
Nội dung 2
 Bài tập
(30 phút)
- Các thành viên làm bài tập, tích cực trao đổi hướng dẫn lẫn nhau.
- Nhóm trưởng kiểm tra, hướng dẫn các bạn.
BT1: Chỉ ra hàm số bậc nhất; hệ số a, b; hàm đồng biến, nghịch biến?

BT2: Cho hàm số
a. Hàm số đã cho đồng biến hay nghịch biến trên R?
b. Tính ?
BT3: a. Tìm m dể hàm số y = (2m-1)x + 3 là hàm số bậc nhất.
b. Tìm giá trị của tham số m để hàm số bậc nhất y = (m – 2)x + 3 đồng biển trên R.
c. Tìm giá trị của tham số m để hàm số bậc nhất y = (2 – 2m)x + 3 đồng biển trên R.
Nội dung 3
 Thu hoạch
(15 phút)
- GV yêu cầu các nhóm trưởng đổi vị trí cho nhau: 1-2; 2-3; 3-4; 4-5; 5-6; 6-1.
- GV phát đề kiểm tra 15 phút cho tất cả các học sinh, yêu cầu các học sinh làm bài nghiêm túc, không quay cóp .
- Các nhóm trưởng vừa làm bài vừa giám sát các bạn nhóm khác (đã được đổi vị trí).
- Bài KT sẽ được chấm và xếp thứ theo nhóm để đánh giá và sau 4 đến 5 lần có tuyên dương.

BÀI KIỂM TRA (15 phút)
Câu 1(4đ):  Chỉ ra hệ số a, b và tính đồng biến, nghịch biến của các hàm số bậc nhất sau:

Câu 2(3đ):  Cho hàm số
a. Hàm số đã cho đồng biến hay nghịch biến trên R?
b. Tính ?
Câu 2(3đ): Cho hàm số
          a. Với m = 0, hàm số đồng biến hay nghịch biến trên R?
          b*. Tìm m, để hàm số nghịch biến trên R?
 
CHỦ ĐỀ: HÀM SỐ BẬC NHẤT
Nội dung 1
Lý thuyết
(15 phút)
- Học thuộc định nghĩa, tính chất hàm số bậc nhất (SGK).
- Các bạn tự kiểm tra lẫn nhau.
- Nhóm trưởng kiểm tra kiến thức các bạn.
Nội dung 2
 Bài tập
(30 phút)
- Các thành viên làm bài tập, tích cực trao đổi hướng dẫn lẫn nhau.
- Nhóm trưởng kiểm tra, hướng dẫn các bạn.
BT1: Chỉ ra hàm số bậc nhất; hệ số a, b; hàm đồng biến, nghịch biến?

BT2: Cho hàm số
a. Hàm số đã cho đồng biến hay nghịch biến trên R?
b. Tính ?
BT3: a. Tìm m dể hàm số y = (2m-1)x + 3 là hàm số bậc nhất.
b. Tìm giá trị của tham số m để hàm số bậc nhất y = (m – 2)x + 3 đồng biển trên R.
c. Tìm giá trị của tham số m để hàm số bậc nhất y = (2 – 2m)x + 3 đồng biển trên R.
Nội dung 3
 Thu hoạch
(15 phút)
- GV yêu cầu các nhóm trưởng đổi vị trí cho nhau: 1-2; 2-3; 3-4; 4-5; 5-6; 6-1.
- GV phát đề kiểm tra 15 phút cho tất cả các học sinh, yêu cầu các học sinh làm bài nghiêm túc, không quay cóp .
- Các nhóm trưởng vừa làm bài vừa giám sát các bạn nhóm khác (đã được đổi vị trí).

CHỦ ĐỀ: HÀM SỐ BẬC NHẤT
Nội dung 1
Lý thuyết
(15 phút)
- Học thuộc định nghĩa, tính chất hàm số bậc nhất (SGK).
- Các bạn tự kiểm tra lẫn nhau.
- Nhóm trưởng kiểm tra kiến thức các bạn.
Nội dung 2
 Bài tập
(30 phút)
- Các thành viên làm bài tập, tích cực trao đổi hướng dẫn lẫn nhau.
- Nhóm trưởng kiểm tra, hướng dẫn các bạn.
BT1: Chỉ ra hàm số bậc nhất; hệ số a, b; hàm đồng biến, nghịch biến?

BT2: Cho hàm số
a. Hàm số đã cho đồng biến hay nghịch biến trên R?
b. Tính ?
BT3: a. Tìm m dể hàm số y = (2m-1)x + 3 là hàm số bậc nhất.
b. Tìm giá trị của tham số m để hàm số bậc nhất y = (m – 2)x + 3 đồng biển trên R.
c. Tìm giá trị của tham số m để hàm số bậc nhất y = (2 – 2m)x + 3 đồng biển trên R.
Nội dung 3
 Thu hoạch
(15 phút)
- GV yêu cầu các nhóm trưởng đổi vị trí cho nhau: 1-2; 2-3; 3-4; 4-5; 5-6; 6-1.
- GV phát đề kiểm tra 15 phút cho tất cả các học sinh, yêu cầu các học sinh làm bài nghiêm túc, không quay cóp .
- Các nhóm trưởng vừa làm bài vừa giám sát các bạn nhóm khác (đã được đổi vị trí).
BÀI KIỂM TRA (15 phút)
Câu 1(4đ):  Chỉ ra hệ số a, b và tính đồng biến, nghịch biến của các hàm số bậc nhất sau:

Câu 2(3đ):  Cho hàm số
a. Hàm số đã cho đồng biến hay nghịch biến trên R?
b. Tính ?
Câu 2(3đ): Cho hàm số
          a. Với m = 0, hàm số đồng biến hay nghịch biến trên R?
          b*. Tìm m, để hàm số nghịch biến trên R?
BÀI KIỂM TRA (15 phút)
Câu 1(4đ):  Chỉ ra hệ số a, b và tính đồng biến, nghịch biến của các hàm số bậc nhất sau:

Câu 2(3đ):  Cho hàm số
a. Hàm số đã cho đồng biến hay nghịch biến trên R?
b. Tính ?
Câu 2(3đ): Cho hàm số
          a. Với m = 0, hàm số đồng biến hay nghịch biến trên R?
          b*. Tìm m, để hàm số nghịch biến trên R?
BÀI KIỂM TRA (15 phút)
Câu 1(4đ):  Chỉ ra hệ số a, b và tính đồng biến, nghịch biến của các hàm số bậc nhất sau:

Câu 2(3đ):  Cho hàm số
a. Hàm số đã cho đồng biến hay nghịch biến trên R?
b. Tính ?
Câu 2(3đ): Cho hàm số
          a. Với m = 0, hàm số đồng biến hay nghịch biến trên R?
          b*. Tìm m, để hàm số nghịch biến trên R?
BÀI KIỂM TRA (15 phút)
Câu 1(4đ):  Chỉ ra hệ số a, b và tính đồng biến, nghịch biến của các hàm số bậc nhất sau:

Câu 2(3đ):  Cho hàm số
a. Hàm số đã cho đồng biến hay nghịch biến trên R?
b. Tính ?
Câu 2(3đ): Cho hàm số
          a. Với m = 0, hàm số đồng biến hay nghịch biến trên R?
          b*. Tìm m, để hàm số nghịch biến trên R?
T/G:  Nguyễn Khắc Phước

Nguồn tin: Trường THCS Kỳ Thịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 ALBUM ẢNH

  Liên kết website

 THỐNG KÊ

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay730
  • Tháng hiện tại10,968
  • Tổng lượt truy cập552,045
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây