PHƯỜNG KỲ THỊNH TRI ÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Hòa trong không khí cả nước chào mừng 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2019). Chiều ngày 19/11, Phường Kỳ Thịnh long trọng tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Buổi lễ là dịp để ôn lại những truyền thống vẻ vang, gửi tấm lòng tri ân, tôn vinh và tinh thần tôn sư trọng đạo đến các thế hệ Nhà giáo của trên địa bàn phường Kỳ Thịnh. Đồng thời cũng là dịp phường Kỳ Thịnh vinh danh các tập thể, các Thầy Cô giáo có nhiều đóng góp, đạt được nhiều thành tích nổi bật trong công tác thực hiện nhiệm vụ thay Đảng rèn người. Đây cũng là dịp để toàn thể học sinh, phụ huynh Nhà trường thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đồng thời bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với quý thầy cô đã và đang giảng dạy học tại phường Kỳ Thịnh. Tham dự với buổi lễ có đồng chí Nguyễn Anh Ngọc, UVBTV Trưởng ban Tổ chức Thị ủy thị xã Kỳ Anh, đồng chí Đoàn Thị Mỹ Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin Thị xã Kỳ Anh, đồng chí Nguyễn Văn Hào Phó trưởng phòng Nội Vụ thị xã Kỳ Anh, Lãnh đạo Đảng ủy, UBND cán bộ công chức Phường Kỳ Thịnh, Đại diện Lãnh đạo Công an phường, Trạm y tế, Hội doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường Kỳ Thịnh. Đ/c Lê Văn Nga, Phó chủ tịch UBND phường Kỳ Thịnh đọc diễn văn truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam.
Nói tới vị trí xã hội và vai trò người thầy giáo, Nguyễn Trãi viết: Người thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo lý làm ngươi”. Đó là đào luyện tâm hồn, đào tạo lớp lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếp lớp trước bước vào đời, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Cũng nói về vấn đề này , Tago - nhà hiền triết và thi hào của Ân Độ viết: “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ. Có lẽ câu nói này đúng với mọi dân tôc, mọi quốc gia , mọi thời đại, còn với Việt Nam nơi xứ sở của truyền thống tôn sư trọng đạo, quý mến thầy giáo thì điều đó vô cùng to lớn. Vì nó đã đi sâu vào ca dao, tục ngữ và lời ru của các bà mẹ “Qua sông phải bắc cầu Kiều - Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. “Ca ngợi nghề dạy học, Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói :” Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó tạo ra con người sáng tạo”. Người thầy giáo vinh dự đã lớn nhưng trọng trách lại càng nặng nề, tính chuẩn mực, mô phạm đòi hỏi càng cao, người thầy giáo phải “ khuôn vàng thước ngọc “ là “ tấm gương cho học sinh noi theo” người thầy giáo là bác si tâm hồn có lòng nhân ái cứu chữa những con người tha hóa biến chất thành người có tâm hồn trong sáng hơn. Người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay là biểu tượng cao quý, tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội. Bao đời nay dân ta vẫn nói “ Không thầy đó mày làm nên” Dẫu rằng thầy không phải là tất cả, nhưng đội ngũ của thầy giỏo, cô giáo quyết định trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ôn lại truyền thống, mỗi nhà giáo chúng ta càng tăng lòng tha thiết yêu nghề dạy học và tự hào về vị trí xã hội , sự vinh quang của nghề nghiệp như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là nhưng anh hùng vô danh”.
Đại biểu thị xã tặng hoa chúc mừng các trường học và Hội cựu giáo chức
Lãnh đạo Đảng ủy, UBND phường tặng hoa chúc mừng
Công an phường – Trạm y tế tặng hoa chúc mừng Hội khuyến học tặng quà tuyên dương các đồng chí cán bộ, giáo viên có thành tích xuất sắc Hội Doanh nghiệp phường tặng hoa chúc mừng Hội phụ huynh tặng hoa chúc mừng Đồng chí Nguyễn Tiến Bảy, Chủ tịch UBND phường phát biểu bế mạc Lễ kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam của Phường Kỳ Thịnh đã khép lại trong không khí vui tươi, đầm ấm. Vinh dự và tự hào, mỗi nhà giáo, cán bộ, viên chức, lao động của phường sẽ luôn cố gắng nỗ lực không ngừng để góp phần xây dựng Phường Kỳ Thịnh ngày một giàu mạnh phát triển có chất lượng ngang tầm thời đại.